Những người buôn bán ớt ngoài chợ sẽ luôn gặp phải câu hỏi tưởng đơn giản nhưng lại khó trả lời như thế này: “Ớt này của chị có cay không?”. Nếu là người bán hàng gặp phải câu hỏi như thế thì bạn nên trả lời sao cho khách ưng lòng đây nhỉ? Ớt nào mà không cay, chỉ là cay ít hay cay nhiều thôi, chứ không cay thì người ta mua ớt làm gì, thay vào đó mua dưa leo cũng được. Vậy nếu như người bán trả lời là cay thì đối với những người sợ cay thì họ có thể bỏ đi ngay, ngược lại nếu bảo ớt này không cay trong khi người khách lại thích ăn cay thì việc buôn bán chắc sẽ gặp rủi ro.
Là nhân viên kinh doanh dù đảm nhận vị trí cũng vài năm nhưng tôi vẫn thường bối rối khi khách hàng của mình đặt câu hỏi “khoai tây” như vậy. Một hôm nhân không có việc gì làm, tôi ghé qua góc ngã tư xin đứng bên cạnh một chị bán ớt với ý định thử xem chị ấy hóa giải câu hỏi hóc búa của khách hàng như thế nào. Nhân lúc trời gần trưa không có người đến mua, tôi dựa vào kinh nghiệm bán hàng của mình mà “dạy” chị ấy rằng: “Theo tôi chị hãy chia chỗ ớt này thành hai phần đi, ví dụ nếu có người muốn mua ớt cay thì cho họ chọn bên này, còn nếu không thì chỉ cho họ chỗ bên kia”.
o.O
o.O
Chị bán ớt nhìn tôi mỉm cười và nói một cách dịu dàng: “Không cần đâu!”. Hai người đang đà trao đổi thì có một anh đi xe máy ghé đến mua, quả nhiên anh ta đã đặt chính hỏi câu đó với người bán khi xe vẫn còn nổ máy: “Ớt của chị có cay không?” và chuyện thần kỳ đã xảy ra trước mắt tôi, theo bạn thì chị bán ớt đã nói như thế nào nhỉ?
Chị bán ớt với vẻ rất chắc chắn trả lời anh khách rằng: “Trái đậm màu thì cay, còn trái nhạt màu thì không cay!”. Anh khách vui lòng tắt máy đỗ xe để ngồi xuống chọn ớt, chọn xong trả tiền rồi đi khỏi. Rồi những quả ớt nhạt màu chẳng mấy chốc không còn lại bao nhiêu.
Rồi lại có một bác khách hàng lớn tuổi ghé đến, vẫn với câu hỏi đó: “Ớt của cô có cay không?”. Chị bán ớt nhìn vào số ớt đã vơi đi của mình, và đáp: “Dạ, ớt trái dài thì cay, ớt trái ngắn không cay!”. Quả nhiên, ông bác liền ngồi xuống mà bắt đầu chọn lựa theo sự phân loại của chị. Lần này là những trái ớt dài đã nhanh chóng hết sạch.
Vừa thú vị vừa lo lắng tôi nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại và nghĩ thầm “Để xem lần này chị nói thế nào đây?”. Hồi sau có một khách hàng khác đi lại hỏi: “Ớt có cay không bà chủ?”. Lúc này, chị bán ớt trả lời với vị khách một cách hoàn toàn tự tin: “Trái nào vỏ cứng thì cay, nếu vỏ mềm sẽ không cay!”. Tôi nghe xong hoàn toàn bội phục, quả nhiên là cách bán hàng thần kỳ, chỗ ớt bị phơi nắng nửa ngày trời, nên có rất nhiều quả ớt trở nên mềm nhũn vì mất nước.
Chị bán ớt đã bán xong số ớt của mình, trước khi rời khỏi, chị nói với tôi rằng: “Cách mà anh bày đó, những người đi bán ớt như tôi đều biết cả; còn cách vừa rồi thì chỉ có mình tôi biết thôi”.
Quá ư thần kỳ!
Quá ư thần kỳ!
🏆
Thật ra bạn có bao giờ nghĩ rằng, những gì bạn bán đi không phải là hàng hóa, mà chính là:
Thật ra bạn có bao giờ nghĩ rằng, những gì bạn bán đi không phải là hàng hóa, mà chính là:
1. Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán đi chính là sự lễ phép.
2. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình.
3. Đối với những khách hàng nóng tính, điều bán đi chính là hiệu suất.
4. Đối với những khách hàng ngạo mạn, điều thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại.
5. Đối với những người có tiền, điều mà bạn bán đi chính là sự tôn quý.
6. Đối với những người nghèo khổ, điều bán đi chính là lợi ích thiết thực.
7. Đối với những người thời thượng, điều bán đi chính là sự sang trọng.
8. Đối với những người chuyên nghiệp, điều mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp.
9. Đối với những người hào sảng, điều mà bạn bán đi chính là sự phóng khoáng.
10. Đối với những người keo kiệt, điều thật sự bán đi chính là lợi ích.
11. Đối với những người sống hưởng thụ, điều cần bán đi chính là sự phục vụ.
12. Đối với những người hư vinh, điều bán đi chính là vinh dự.
13. Đối với những người hay bắt bẻ, điều bán đi chính là sự tinh tế.
14. Đối với những người hiền lành, điều cần bán đi chính là sự chân thành.
15. Đối với những người hay do dự, điều thật sự cần bán đi chính là sự đảm bảo.
Những người làm nghề kinh doanh, buôn bán thường hay nói với người mua rằng sản phẩm của họ tốt, sản phẩm của họ độc đáo, khác biệt và giá thành lại rẻ. Nếu như người bán hàng dựa theo những cách này thì nhất định sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.
Lời khuyên là đừng vội vàng bán sản phẩm khi vừa mới bắt đầu, mà cần phải tìm hiểu rõ vấn đề, biết lắng nghe khách hàng để xem tiềm ẩn bên trong họ cần những gì. Nếu đã thấu hiểu, biết được nhu cầu tiềm ẩn bên trong của khách hàng thì khi đó việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Made by: Đỗ Văn Dũng (sưu tầm)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét